Theo thống kê 2006, 65.133 người chết vì tai biến mạch máu não, 7,9 % tổng số người chết. Ngoài ra bệnh này là nguyên nhân đưa đến tàn tật trung và nặng. 51 % tất cả các đột quỵ não xảy ra ở tuổi trên 75. Càng già thì nguy cơ bị tai biến càng tăng cao. Vậy bệnh tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh? Cách phòng ngừa và các bài tập vật lý dành cho người bị tai biến mạch máu não như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
1. Bệnh tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não còn gọi là Đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị đột ngột ngừng trệ và biến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nghiêm trọng hơn, tai biến mạch máu não có thể tử vong.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
2. Nguyên nhân gây nên bệnh tai biến mạch máu não
Bệnh tai biến mạch máu não không tự nhiên mà sinh ra mà nó là kết quả của các căn bệnh có sẳn trong cơ thể gây nên. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai biến mạch máu não gồm:
+ Cao huyết áp: Bệnh này được xác định là nguyên nhân hàng đầu gây nên tai biến mạch máu não. Bệnh cao huyết áo sẽ làm tăng tác động của máu lên thành mạch và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyền máu đến các cơ nói chung và não nói riêng. Những người bị cao huyết áp sẽ có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não lớn gập 2,5 lần so với người bình thường và tỷ lệ tử vong lên cao hơn.
+ Xơ vữa động mạch: đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này, các mảnh xơ vữa bám ở thành mạch máu, khi mảng bám này dày hơn sẽ bị bong ra và gây hẹp động mạch, cản trở quá trình lưu thông của máu và làm lượng máu lên não bị giảm sút. Khi các mảng bám này bong ra càng nhiều thì lượng máu cung cấp đến các cơ quan sẽ bị mất dần rồi mất hẳn và căn bệnh tai biến mạch máu não cũng xuất hiện.
+ Các bệnh về tim: Tim là thượng nguồn cơ bóp đẩy máu đến các cơ quan, khi cơ thể bị mắc các bệnh về tim thì quá trình co bóp để cung cấp máu đến các cơ quan bị cản trở. Vì vậy mà lượng máu đến các cơ quan không được đáp ứng đủ và gây nên tai biến mạch máu não.
+ Chảy máu não: Hiện tượng này sẽ ra khi các mạch máu vận chuyển máu tới não bị vỡ, máu không được vận chuyển tới nuôi não mà chảy chàn ra làm chèn ép não. Những tác động này sẽ khiến bệnh tai biến mạch máu não xuất hiện và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Phục hồi chức năng cho bệnh tai biến mạch máu não
Việc hỗ trợ điều trị phục hồi bằng các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau các cơn tai biến mạch máu não thường được quan tâm lên hàng đầu. Qúa trình phục hồi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mức độ liệt, sức khỏe người bệnh, ở những người trẻ thì tiến trình hồi phục sẽ nhanh hơn so với những bệnh nhân lớn tuổi.
Tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến giúp người bệnh hồi phục chức năng vận động, duy trì lực của cơ và lưu thông máu huyết. Bệnh nhân cần tập bên bị liệt, đồng thời được khuyến khích tập bên còn khỏe duy trì lực cơ. Nếu không duy trì vận động, bệnh nhân sẽ dễ bị cứng khớp.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị liệt nửa người, việc chăm sóc đúng cách có thể giúp bệnh nhân sớm hòa nhập với xã hội mà còn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm khác như: viêm loét da do nằm lâu, viêm phổi, trầm cảm,… Thời gian tập luyện để phục hồi tốt nhất là trong năm đầu tiên. Bệnh nhân nên được luyện tập dần từng động tác, từ đơn giản đến phức tạp, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Qúa trình tập vật lý trị liệu đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não
- Giai đoạn đầu:
Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động được tay chân bên liệt.
Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân nâng chân, tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn nghiêng sang bên liệt thì làm ngược lại.
bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não
Tập vận động vai, tay: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt.
Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.
Làm cầu: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.
- Giai đoạn sau:
Việc tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động trên đệm, tập lăn, tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên. Trong khi tập, bệnh nhân cần chú ý là luôn phối hợp với thở sâu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần chú trọng thực hiện những bài tập chống tình trạng co cứng cơ.
Phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.
Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút:
Bài tập 1: Giúp bệnh nhân đứng cạnh bàn, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay xuống mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa.
Bài tập 2: Bệnh nhân ngồi. Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay rồi đặt xuống mặt giường cạnh thân. Dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.
Bài tập 3: Cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu.
Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối. Kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên. Sau đó, trở về vị trí ban đầu.
Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: dùng một cuộn băng thun đặt dưới ngón chân bên liệt. Đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau. Bệnh nhân có thể vịn vào một chỗ nếu đứng chưa vững.
4. Phòng ngừa tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não hoàn toàn có thể dự đoán trước, với các biện pháp can thiệp kịp thời sẽ tránh bị xảy ra đột quỵ. Mọi người trên 50 tuổi, và có yếu tố nguy cơ đột quỵ cần kiểm tra định kỳ chuyên khoa để biết trước nguy cơ gần xảy ra đột quỵ như sau:
– Làm điện tim, siêu âm tim để xác định xem có bị hẹp van hai lá, rung nhĩ, loạn nhịp tim, cục máu quẩn trong tim hay không.
– Siêu âm động mạch chủ, động mạch cảnh; siêu âm xuyên sọ để tìm mảng vữa xơ động mạch, phình động mạch, hẹp động mạch.
– Chụp cộng hưởng từ mạch máu não(MRA), chụp CT scanner đa lớp cắt dựng mạch máu não hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không.
- Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính. Tiến hành đặt stent động mạch cảnh khi hẹp trên 75%, hoặc mổ bóc nội mạc động mạch cảnh, nút coils phình mạch, nút ổ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) để tránh nguy cơ nhồi máu não hoặc chảy máu não.
- Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin. Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.
- Công nghệ dự báo chuỗi thời gian bằng mạng nơ-ron nhân tạo còn cho phép dự báo huyết áp của bệnh nhân trong một số ngày tiếp theo căn cứ và số liệu huyết áp của bệnh nhân đó trong quá khứ.
- Cách phòng ngừa tốt nhất là thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc lá và rượu, bia, ăn nhiều rau quả, thịt gà và cá, bớt ăn thịt đỏ (heo hoặc bò) có nhiều mỡ động vật. Béo phì là một trong những lý do đưa đến máu cao vi mạch máu thường hay bị nghẽn bất ngờ gây đến tai biến mạch máu não
Với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị máy móc Vật lý trị liệu hiện đại như máy Siêu âm hỗ trợ điều trị, máy kích thích điện, hệ thống kéo cột sống, máy thấu nhiệt sóng ngắn và hồng ngoại,…. và các dụng cụ tập vận động, Trung tâm vật lý trị liệu hcm là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín và có hiệu quả cao đã hỗ trợ điều trị khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân bị tai biến mạch máu não bằng phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Trung Tâm Phục Hồi Chức Năng Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Thiên Tâm
- Hotline: 0908.222.673 Dr. Bích
- Email: vatlytrilieutainhathientam@gmail.com
- Website: www.vatlytrilieutainhathientam.com